ÔNG HỒ HỮU HÒA VÀ BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM

Đạo Đức Xã Hội

- Trần Mỹ Duyệt

Vụ ông Hồ Hữu Hòa cho đến nay vẫn còn là một thắc mắc lớn đối với nhiều người trong và ngoài Công Giáo. Một vị linh mục, người biết nhiều và viết nhiều về vụ Hồ Hữu Hòa, trong một email trả lời cho người viết đã nêu lên nhận xét: “Người biết thì không nói, mà người nói thì chỉ nói những gì mà người khác đã biết”. Và vị này kết luận: “Rồi nó cũng chìm xuồng, và âm thầm đi vào quên lãng”.

Nhận xét và câu kết luận trên thật ra cũng không mới mẻ gì, vì đó là lối hành động cố hữu và cách giải quyết các vấn đề từ trước tới giờ của Giáo Hội Công Giáo. Theo đó, mọi việc dù to hay nhỏ, quan trọng hay không quan trọng, bao giờ định luật: “Tốt khoe, xấu che” vẫn luôn được áp dụng triệt để. Nếu không che được thì chỉ hé mở một nửa. Nửa còn lại cứ mang Chúa, mang nhân đức vâng lời, hoặc mang vạ tuyệt thông ra là mọi chuyện đều xong xuôi.

Người viết không phải là một giáo sỹ, không phải là một nhà thần học, và cũng không phải là một người có bằng tiến sỹ Giáo Luật nên không dám lạm bàn về Bí Tích Truyền Chức, về thánh chức linh mục, về những điều kiện thành sự chức linh mục hay thành sự mà bất hợp luật, hoặc vấn đề huyền chức linh mục liên quan đến vụ của ông Hồ Hữu Hòa. Nhưng vì là người Công Giáo, người viết cũng có một nhận định chủ quan về vấn đề này dưới một lăng kính khác, một cái nhìn rất đời thường nhưng cũng có chút liên quan đến thánh chức linh mục với câu hỏi: “Ông Hồ Hữu Hòa lãnh chức linh mục với mục đích gì? Vì yêu mến Thiên Chúa và vì phần rỗi các linh hồn? Hay vì được chỉ định với một mục đích khác?

Vì yêu mến Thiên Chúa và các linh hồn:

“Mỗi thánh nhân có một quá khứ, và mỗi tội nhân có một tương lai”. Câu nói mang ý nghĩa dù là ai đi nữa, tội lỗi đến đâu đi nữa nếu thành tâm thống hối từ bỏ quá khứ của mình để hoàn lương, để sống và làm thiện thì Chúa rất vui: “Nếu một người có một trăm con chiên mà một con đi lạc, người đó sẽ để chín mươi chín con trên núi và đi tìm con chiên lạc đó” (Mt 18:12). Và điều gì xảy ra sau khi đã tìm được con chiên lạc thì ai cũng biết. Tóm lại, đối với những tội nhân thống hối, Ngài không những mong mỏi họ trở về, vui mừng đón nhận họ trong vòng tay âu yếm, mà còn ban ơn giúp đỡ, và dùng vào những việc Ngài muốn. Lịch sử Giáo Hội những tấm gương như Vua Đavít, như Thánh Phêrô, Thánh Phaolô, Thánh Augustine và nhiều vị thánh nhân khác không thiếu. Vậy với quá khứ cho dù là thầy phong thủy, thầy bói toán, có thân nhân là đảng viên Cộng Sản cao cấp, môi giới hối lộ, tù nhân và trắng án…, nếu ông Hồ Hữu Hòa sau đó đã thống hối, ăn năn trở về với Chúa, chuyên tâm tu hành và trở thành linh mục cũng là điều bình thường và ai cũng kính nể.

Nhưng quá khứ của ông, lịch sử con người của ông, thời gian thống hối và tu học của ông với việc ông trở thành linh mục xem như có điều gì không phù hợp. Những tài liệu về ông cho thấy mới chỉ có một thời gian ngắn sau khi được trả tự do ở phiên xử tháng 11 năm 2021, sau đó ít lâu ngày 8 tháng 9 năm 2022 ông đã lãnh chức phó tế, và ngày 7 tháng 12 năm 2022 ông trở thành linh mục. Thêm vào đó, ông là người Việt Nam có gốc gác thuộc giáo phận Vinh nhưng lại chịu chức phó tế và linh mục ở Phi Luật Tân do Đức cha Precioso D. Cantillas thuộc giáo phận Maasin chủ phong cả hai thánh chức. Đặc biệt nữa là, chỉ sau khi lãnh chức linh mục khoảng hơn 1 tháng, ông lại được gia nhập Giáo phận Maasin, trong khi đó ông không hề biết tiếng Tagalog là thổ ngữ người Phi, hoặc có thể nói tiếng Anh một cách trôi chảy. Tất cả những việc này đã diễn ra một cách hơi bất thường.

“Sự sốt sắng nhà Chúa thiêu đốt tôi” (Ps 69:9). Có thể cho là những gì ông làm đều do lòng sốt sắng đối với Chúa, do nhiệt tâm phục vụ Giáo Hội và ao ước cứu các linh hồn qua thiên chức linh mục. Nhưng ngược lại, nếu những điều này không phải như vậy thì việc ông mau chóng chiếm đoạt chức linh mục hẳn có một ý nghĩa khác.

Được chỉ định với một mục đích khác:

Đây là điều mà một người bình thường cũng có thể cho mình một ý tưởng để suy nghĩ. Tại sao ông Hồ Hữu Hòa lại phải dùng những mánh khóe, xảo kế, và luồn lách đến bất chấp hậu quả để chiếm cho được chức linh mục?

Trong thực tế chương trình đào tạo và huấn luyện linh mục tại các đại chủng viện vừa lâu dài, cộng thêm với ảnh hưởng các môn học tôn giáo có thể khiến việc cài cắm, nuôi dưỡng những ứng viên mất nhiều thời gian nhưng đôi khi không đạt kết quả như ý của chính quyền mong muốn. Trường hợp ông Hồ Hữu Hòa nếu trót lọt và thành công chắc chắn sẽ mở ra một con đường tiến chức cắt ngắn thời gian và hữu hiệu hơn. Đó cũng là lý do khiến ông được coi như ứng viên thích hợp cho một cuộc thử nghiệm.

Lễ truyền chức diễn ra ở nhà thờ Chính Tòa Giáo Phận Maasin, Philippines ngày 7 tháng 12 năm 2022, do Đức cha Precioso D. Cantillas chủ phong. Trước đó không lâu chỉ hơn chín tháng sau ngày được trả tự do với cáo buộc “môi giới hối lộ”, ông đã lĩnh chức phó tế vào ngày 08/09/2022 tại Nhà thờ Visitation, Lintaon Peak, Phi Luật Tân.

Theo những ứng dụng của môn thống kê học (statistic), những nhà khảo cứu đã nghiên cứu, hiểu biết và am tường về luật đạo khi chọn ông cho mẫu khảo cứu. Một người xem như có quá khứ tội lỗi nay thống hối ăn năn và trở thành linh mục. Ngoài ra những điều kiện khác như quá khứ, kinh nghiệm sống, những giao tiếp và ràng buộc xã hội, văn hóa, chính trị và tôn giáo của ông cũng rất phù hợp cho vai trò khảo cứu mà ông tham dự. Tóm lại ông Hồ Hữu Hòa là một nhân tuyển thích hợp nhất cho bài thử nghiệm này. Nếu trót lọt hay không trót lọt thì kết quả cuộc khảo sát này cũng có thể rút ra được một số các bài học, và đó cũng là những bài học mà người Công Giáo cần biết: 

a.Sự chặt chẽ của qui trình đào tạo linh mục:

Cách đo sự chính xác của tiêu chuẩn tuyển lựa các ứng viên. Nó có như những gì được nói tới trong các tài liệu huấn luyện của Giáo Hội hay không? Và về mặt các ứng viên, người ta có thể bằng cách này hay cách khác qua mặt được những đòi hỏi ấy không?

Tiếp tới là chương trình triết và thần học có được giảng giải một cách nghiêm chỉnh, hiệu quả, hoặc ai đó có thể dùng những lối mua chuộc, chạy chọt để vượt qua những thời gian và bài vở đó hay không? Trong vụ ông Hồ Hữu Hòa tuy năm 2013, ông được Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp giới thiệu vào học viện ở Sài Gòn học triết học và thần học có thể để làm linh mục, nhưng những năm tháng tù tội đã làm thời gian học tập của ông trở thành phân cách. Tài liệu học và tốt nghiệp tại Tu Viện Phanxicô Thủ Đức (của Dòng Đa Minh), và Học Viện Liên Dòng nơi sinh viên Hồ Hữu Hòa học triết và thần học cũng được cho là có vấn đề?

bTrách nhiệm các giám mục trong việc bảo vệ thánh chức:

Người ta có thể mại thánh? Có thể mua chuộc được chức thánh hay không? Bằng cách nào? Dùng tiền, dùng quan hệ giao thiệp, hoặc sự can thiệp của một thế lực nào đó để lãnh chức thánh, để trở thành một linh mục.

Các giám mục có thể dùng quyền hay uy tín của mình để giới thiệu, để phong chức cẩu thả cho một ứng viên hay không? Trong trường hợp ông Hồ Hữu Hòa, mức độ can thiệp và tầm quyết định của một giám mục cũng được khảo cứu. Đó là sự nối kết và làm việc giữa các tòa giám mục như thế nào để một người ngoài giáo phận, ngoài quốc gia lãnh chức phó tế và linh mục mà giám mục sở tại không hề quan tâm đến việc trao đổi và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng. Ba giám mục có liên quan đến vụ việc đó là Đức Giám Mục Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Vinh, Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, OP, nghỉ hưu và Đức Giám Mục Precioso D. Cantillas, Giáo Phận Maasin, Philippines. Nhưng ngày 10 tháng 2 năm 2023, Đức Giám Mục Alfonso Nguyễn Hữu Long, đã ký một văn bản minh định:

“Không hề có sự việc tôi ký tên vào văn thư ủy nhiệm cho đức cha Precioso D. Cantillas, giám mục giáo phận Maasin (Philippines) để phong chức linh mục cho anh GB. Hồ Hữu Hòa, cũng như ký tên vào bất cứ một văn bản nào liên quan đến việc đào tạo và chứng thực tư cách để anh lãnh nhận thánh chức. Văn thư ủy nhiệm được đọc trong lễ phong chức linh mục và những văn thư nào khác đều là giả mạo, ngụy tạo.”

Và “Cho đến nay, tôi chưa hề liên lạc và trao đổi bất cứ thư tín gì với đức cha Precioso D. Cantillas, nhất là liên quan đến việc phong chức linh mục cho anh GB. Hồ Hữu Hòa.”

Vậy còn vai trò Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp. Không lẽ từ “thuần hóa” mà Đức Cố Giám Mục Nguyễn Quang Tuyến (1994-2006) đã nói về các giám mục Việt Nam lúc sinh thời nay trở thành ứng nghiệm?

Ngoài ba vị giám mục trên ra còn có linh mục chưởng ấn giáo phận Vinh là Nguyễn Nam Việt.

c.Giáo Hội giải quyết vấn đề:

Theo những thông tin mà các cơ quan truyền thông loan tải, hiện nay nội vụ vẫn còn đang chờ sự phán quyết của Tòa Thánh. Vậy thẩm quyền của giám mục địa phương ở đâu? Sự giúp đỡ tinh thần và ý kiến của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ở đâu? Không lẽ cái gì cùng phải nại đến Tòa Thánh?!  

Kinh nghiệm cho thấy, một khi Tòa Thánh vào cuộc chắc chắn sẽ không có câu trả lời trong một thời gian ngắn. Phương pháp và lề lối làm việc của Vatican thì đã quá rõ, nó rất chậm chạp và đắn đo, kéo dài thời gian cũng chưa được giải quyết. 

Và nếu có giải quyết thì vẫn chỉ là hình thức nội bộ. Thuyên chuyển, giáng chức, hoặc tệ lắm mới đến huyền chức hay một hình thức chế tài nào đó nếu có trong trường hợp như ông Hồ Hữu Hòa. Các Đức Giám Mục Nguyễn Hữu Long, Nguyễn Thái Hợp, OP., và ngay cả Precioso D. Cantillas rồi ra cũng không hề hấn gì. Dẫu sao họ vẫn là giám mục. Cất chức giám mục, từ chức giám mục, hoặc bất cứ một hình thức giáo luật nào cũng không hề dễ đối với các ngài.

d.Ảnh hưởng nơi giáo dân:

Hậu quả như đã thấy trong bất cứ một vụ tai tiếng nào đó xảy ra cho Giáo Hội hoàn vũ hay Giáo Hội địa phương sẽ dẫn đến sự bất mãn, chia rẽ của một số tín hữu. Nhưng đó chỉ là phản ứng bề ngoài và tiêu cực. Những người điều hành Giáo Hội biết rõ điều này. Giáo Hội Công Giáo có chiếc bùa hộ mệnh rất lớn, rất thần thế là Thiên Chúa, là ý Chúa, là sự thánh thiện của Giáo Hội. Ai phản đối bất mãn chỉ thiệt cho mình.

Vụ ông Hồ Hữu Hòa hay những vụ khác tương tự có thể sẽ khiến một số thất vọng và bỏ đạo. Nhưng có sao đâu. Người này bỏ thì có người khác theo đạo. Những phản đối ồn ào từ các vụ bê bối các giáo sỹ lạm dụng tình dục, và của những đòi hỏi như ở Đức hiện nay rồi cũng qua. Giáo Hội biết thế, nhưng vẫn không dễ dàng đổi mới. Công Đồng Vatican II cho đến nay cũng vẫn không thay đổi nhiều về thói giáo sỹ trị, và về những khủng hoảng trong Giáo Hội.

Sau cùng là hai chữ “vâng lời”. Nhưng là miễn cưỡng để vâng lời. Vâng lời mà trong lòng không phục. Và đối với chúng ta, những Kitô hữu trung thành với Giáo Hội, quan tâm tới đời sống tâm linh không những đối với mình mà còn những thế hệ tương lai, đó là, xin các vị có trách nhiệm trong Giáo Hội Việt Nam đừng để hiện tượng Hồ Hữu Hòa xảy ra thêm một lần nữa.

PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON EM KHI BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG

“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Câu nói này hầu như ai cũng đã nghe và đã biết về ý nghĩa của nó. Tuổi trẻ mà không chút phá phách, nghịch ngợm không phải là tuổi trẻ. Nhưng lưu manh, côn đồ, du đãng, và bắt nạt lẫn nhau thì đó là những hành động không thể chấp nhận. Hậu quả của nó còn để lại một hiện tượng xã hội tồi tệ sau này, đó là: “Cá lớn nuốt cá bé!”

Một trong những cái làm căng thẳng nhất đối với một đứa trẻ là sức ép từ bạn bè “peer pressure”. Ai cũng có kinh nghiệm này khi còn là một trẻ em cắp sách đến trường, đặc biệt ở tuổi vị thành niên, và cả sau này khi đã bước chân vào cuộc sống với những giao tiếp xã hội. 


THÁNH GIUSE THỢ

- Lễ Kính 1 tháng 5

Thánh Giuse, Cha Nuôi Đức Kitô. Ngài đã sinh sống và nuôi vợ con với đôi tay và sức lao động của chính mình bằng nghề thợ mộc. Chúa Giêsu lớn lên cũng theo nghề của dưỡng phụ ngài, và đã trở thành một anh thợ mộc: “Đây không phải là ông thợ mộc sao? Không phải là con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không ở đây với chúng ta sao? Và họ xúc phạm đến Ngài” (Marcô 6:3).   

Dù chỉ là một người thợ mộc bình dân, âm thầm, và nghèo nàn, nhưng theo huyết thống, Thánh Giuse thuộc hoàng tộc David.  Ở vào thời ngài, dòng dõi David tuy không còn lừng lẫy như xưa,  Thánh Giuse vẫn cho thấy ngài là người có tâm hồn cao thượng và thánh thiện. Thánh Kinh kể lại sau khi kết hôn với Maria, do nhận ra Maria có thai, nhưng vì “là người công chính và không muốn công khai tố cáo người bạn mình” (Matthêu 1:19), nên Thánh Giuse đã định tâm lìa bỏ Maria một cách kín đáo. Hành động của ngài đã khiến Thiên Đàng phải can thiệp. Thiên thần Chúa đã được sai đến và cho ngài hay con trẻ đó là Con Thiên Chúa, và Con Thiên Chúa đây được hoài thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.


TÓM LƯỢC LỊCH SỬ NHỮNG PHÉP LẠ THÁNH THỂ

“Người Do-thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống.” Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”


LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH

“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). *

Chúng ta vừa nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Chúa Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện bảo đảm của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, dù cho là phức tạp và bi đát nhất, Đấng Phục Sinh đều lập lại: “Đừng sợ, Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta sống đến muôn đời”, “Ta là đấng trước hết và sau hết, và là đấng hằng sống.” 


NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS

Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.    


MẦU NHIỆM PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM  

Anh chị em thân mến,

Đây là thời khắc mà tôi đã từng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng lúc này, qua cuộc Hành Hương này và giây phút này tôi đang cảm nghiệm về nó bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì trong những năm vừa qua đã cho tôi cảm nhận nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này. Và trên tất cả, tôi có thể nói bởi vì giờ này, tôi ở đây như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.


SỢ HÃI KHI CON THUYỀN PHÊRÔ GẶP SÓNG GIÓ!

Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đếm được 365 lần câu “đừng sợ” (don’t be afraid) trong Kinh Thánh. Nếu một năm 365 ngày chia đều cho 365 lần nhắc nhở “đừng sợ”, thì ít nhất mỗi ngày một lần, Thánh Kinh nhắc bảo con người rằng “đừng sợ!” Vậy, con người sợ cái gì? Và tại sao Thiên Chúa lại phải trấn an con người như vậy? [1]

Thế gian này là một “vũng lệ sầu” như lời trong kinh Lạy Nữ Vương, vì thế cuộc lữ hành đi về vĩnh hằng của con người chính là một hành trình gặp phải rất nhiều sự sợ hãi. Trước hết, con người phải đối diện với những sợ hãi do ma quỷ là loài thần thiêng, nhưng luôn luôn ghen tỵ và tìm mọi cách để làm hại con người. 


CON CÓ BIẾT KHI NGƯỜI TA ĐÓNG ĐINH CHA?!  

Tuần Thánh (Holy Week), tiếng Latin là Hebdomas Sancta hay Hebdomas Maior. Tuần lễ trọng đại này đối với người Kitô Giáo là tuần trước Phục Sinh. Theo Tây Phương, nó bắt đầu bằng tuần lễ sau cùng của Mùa Chay, bao gồm Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy tuần Thánh.


NGÔI  MỘ TRỐNG - Chúa đã Phục Sinh. Alleluia.  

Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”.

Vâng! Hỡi Giêsu. Xin hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả sau ba năm truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những roi đòn làm tan nát tấm thân. Quên đi mão gai. Quên đi những tiếng la ó đòi kết án. Quên đi bản án bất công. Quên đi thánh giá nặng trên vai. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con.” (Mt 27:46) Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Xin hãy ngủ yên.


NHỮNG NGÔI MỘ TRẮNG  

Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi?